Theo đánh giá của Alexa, YouTube là trang web đứng hạng thứ tư được truy cập nhiều nhất bên cạnh Google, Facebook và Yahoo. Nó được xem là một hiện tượng trên thế giới, vì vậy, các marketer chắc chắn không dễ dàng gì mà bỏ qua miền đất màu mỡ này. Quảng cáo trên YouTube không còn xa lạ gì và rất đa dạng. Đó có thể là các đoạn quảng cáo chèn vào đầu hoặc giữa các video, hay thậm chí là nhãn hàng cho sản phẩm của mình… “chình ình” ngay trong video (Product Placement).
Nói đến đây, hẳn các bạn nghĩ đến ngay Tiki – một ông lớn của thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam. Trong vòng nửa năm trở lại đây, “chiếc hộp thần kì” của Tiki liên tục xuất hiện trong các MV ca nhạc đình đám dành cho giới trẻ, có thể kể đến Đừng yêu nữa, em mệt rồi (MIN), Anh ơi ở lại (Chi Pu), Yêu được không (Đức Phúc), Gene (Touliver và Binz),…
Lần “chơi lớn” này của Tiki không chỉ khiến cho khán giả “trầm trồ” mà còn làm họ… “tuột mood cực mạnh”. Thế nhưng, tại sao hãng vẫn cho logo của mình xuất hiện đều đều theo một cách không-thể-liên-quan-hơn? Dưới đây chính là những lí do.
Liên quan: Hướng dẫn bán hàng trên Tiki – Phần 3: Chi tiết cách đăng sản phẩm trên Tiki
Target “chuẩn” hơn vào giới trẻ
Người trẻ thời nay dành rất ít thời gian để xem TV nên quảng cáo trên truyền hình giờ đây không hiệu quả cho lắm khi đối tượng mục tiêu của sản phẩm là giới trẻ. Còn YouTube thì lại là một mạng xã hội chia sẻ video được giới trẻ ưa chuộng, vì họ có thể tự quyết định mình sẽ xem cái gì. Hơn nữa, những MV đình đám của nghệ sĩ trẻ dĩ nhiên sẽ thu hút toàn người trẻ. Xuất hiện trong những nội dung ưa thích của đối tượng mục tiêu trên một platform họ thường ghé đến, khỏi phải nói các sản phẩm đó có khả năng cao sẽ nhanh chóng được người xem nhớ mặt gọi tên.
Thoát khỏi nỗi ác mộng mang tên “Bỏ qua quảng cáo”
Đối với quảng cáo xuất hiện ngay ở đầu video, người xem sẽ nhanh chóng nhấp “Bỏ qua” vì họ đang rất háo hức để xem thứ họ muốn xem. Còn nếu quảng cáo chen vào giữa video thì khả năng bị “next” còn cao hơn nữa vì sự “ức chế” mà nó mang lại là không hề nhỏ. Tuy nhiên, khi sản phẩm được chèn vào MV, người xem không thể tự bắt bản thân không nhìn thấy nó được vì dù là một phần rất rất nhỏ nhưng đã được bao gồm trong nội dung của video.
“Tóm gọn” sự chú ý của người xem
Khi nhãn hàng trả tiền cho quảng cáo trên truyền hình, dù mức phí là không hề nhỏ, đặc biệt là vào khung giờ vàng, thì quảng cáo chắc chắn vẫn sẽ bị phát theo chuỗi một loạt rất nhiều quảng cáo khác. Điều này khiến cho người xem không thể tập trung vào sản phẩm của bạn vì có quá nhiều sản phẩm xuất hiện liên tiếp nhau trong các đoạn quảng cáo có thời gian quá ngắn.
Khi sản phẩm của bạn xuất hiện trong MV, thông thường bạn sẽ là “ngôi sao” của toàn bộ MV, là nhãn hiệu duy nhất xuất hiện. Vậy nên, nhiều khi nhớ đến MV, công chúng không chỉ nhớ đến nghệ sĩ, cốt truyện mà còn là cả sản phẩm của bạn nữa. Ví dụ, fan Chi Pu khi nhắc đến Anh ơi ở lại chắc chắn không thể nào quên rương kho báu… được chuyển đến từ Tiki.
Cơ hội “lấy lòng” các “fan cứng” của nghệ sĩ
Nếu một sản phẩm xuất hiện cùng nghệ sĩ hoặc nhân vật yêu thích của người xem, nhiều khả năng trong vô thức họ sẽ tự nhiên có cái nhìn thiện cảm hơn về nhãn hàng đó. Chính vì vậy, product placement cũng được coi là một chiến dịch Influencer Marketing – một hình thức marketing sử dụng những influencer (tạm dịch là người ảnh hưởng) để gửi thông điệp của nhãn hàng đến thị trường.
Tạm kết
Product Placement là một chiến lược quảng cáo được các nhãn hàng lớn rất ưa chuộng, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Nguồn: Tomorrow Marketers
Mr Duy Dũng : 0977.952.558